Công việc của kế toán kho dành cho người mới bắt đầu làm việc

Ngoài thủ kho thì kế toán kho cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc quản lý, đảm bảo hàng hóa không bị thất thoát, để tránh gây ra những tổn thất nhất định cho doanh nghiệp. Vậy công việc của kế toán kho là gì?

Trong một kho hàng hóa, người giữ vị trí của một kế toán kho không những phải giải quyết những vấn đề liên quan về chuyên môn kế toán, mà họ còn phải liên tục xử lý những công việc phát sinh ngoài dự kiến. Cụ thể hơn, người làm công việc của kế toán kho sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

Công việc hàng ngày

– Trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm kê hàng hóa nhập kho, xuất kho cùng với thủ kho, bên giao hàng, bên nhận theo định kỳ.

– Lập báo cáo chi tiết về hàng hóa xuất nhập kho, trình bày cho cấp trên.

– Lập các chứng từ liên quan đến việc xuất nhập kho, các hóa đơn bán hàng.

– Chịu trách nhiệm các biên bản kiểm kê và biên bản nhập xuất.

– Đối chiếu các số liệu phát sinh hằng ngày với kế toán công nợ.

– Chịu trách nhiệm kiểm tra các hóa đơn chứng từ và các ghi chép sổ sách liên quan trước khi chuẩn bị nhập/ xuất kho hàng.

– Thực hiện xác nhận kết quả kiểm kê hàng hóa, chứng từ sổ ghi chép theo quy định.

– Thực hiện hạch toán nhập, xuất kho, vật tư, chứng từ có đảm bảo phù hợp với các khoản mục chi phí và các vụ việc công trình.

Công việc hàng tháng

– Trực tiếp tham gia kiểm kê hàng hóa cùng với thủ kho.

– Lập báo cáo chi tiết về hàng hóa xuất/ nhập kho hằng tháng và trình bày cho cấ trên.

– Giải quyết các công việc phát sinh theo yêu cầu của cấp trên.

– Nộp chứng từ và báo cáo liên quan theo quy định

Những lưu ý dành cho công việc kế toán kho

Bất kỳ công việc nào cũng có những vấn đề nảy sinh không mong muốn. Nhằm để hạn chế thấp nhất những rủi ro trong công việc có thể xảy ra, là một nhân viên kế toán kho bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

-Theo dõi hàng hóa xuất, nhập, tồn kho cẩn thận

  • Trực tiếp ghi phiếu nhập, xuất hàng cũng như phiếu ghi chú trên các kệ cửa hàng.
  • Trực tiếp nhập các phiếu nhập hàng vào phần mềm quản lý.
  • Đối chiếu các định mức tồn kho tối thiểu với số lượng hàng hóa nhập, xuất, tồn kho hàng ngày.

– Kiểm tra việc xuất nhập hàng

  • Thường xuyên kiểm tra các phiếu xuất nhập hàng có đúng theo quy định hay không.
  • Trực tiếp chịu trách nhiệm việc xuất nhập hàng cho cá nhân liên quan.
  • Ghi nhận các chứng từ hàng hóa liên quan để chuyển cho bộ phận mua hàng và kế toán trưởng theo quy định.

– Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu

  • Phải đảm bảo hàng hoá tồn kho có vượt qua định mức tối thiểu hay không.
  • Đề xuất với Giám đốc về việc thay đổi định mức tồn kho tối thiểu, khi số lượng hàng tồn kho vượt quá định mức cho phép.
  • Thường xuyên kiểm tra số lượng tồn kho trong ngày.

–  Hoàn thiện các thủ tục đặt hàng trong kho

  • Trực tiếp lập các phiếu yêu cầu mua hàng, hay đơn hàng nhập khẩu theo kế hoạch định kỳ.
  • Theo dõi các loại hàng hóa được nhập dựa vào phiếu ghi chú trên giá kệ, đẩy mạnh việc mua hàng.
  • Trực tiếp theo dõi quá trình nhập hàng, làm thủ tục mua hàng.

Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa trong kho

  • Lập sơ đồ kho một cách hợp lý, phân bố vị trí hàng hóa phù hợp để không bị ướt hay đỗ vỡ.
  • Với các loại hàng hóa dễ hư, nên áp dụng theo nguyên tắc nhập trước xuất, xuất trước.
  • Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy diễn ra đúng quy định, để không ảnh hưởng đến hàng hóa.

Là một nhân viên kế toán kho, phải chịu rất nhiều áp lực công việc khác nhau. Nếu bạn muốn trở thành một kế toán kho giỏi, ngoài việc hoàn thiện khả năng chuyên môn, thì việc rèn luyện một tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Để có thể, đem năng lực và kinh nghiệm làm việc của bản thân đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.