Trong kinh doanh, vấn đề về nguồn vốn, khoản vay luôn chịu sự biến động của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Để có thể quản lý hiệu quả các vấn đề trên, doanh nghiệp cần phải lập một bảng cân đối kế toán chi tiết để cập nhật tình hình tài chính kịp thời. Vậy bảng cân đối kế toán là gì?
Trong bất kỳ một tổ chức doanh nghiệp nào, việc thống kê được số lượng tài sản, khoản nợ, và nguồn vốn luôn được thực hiện định kỳ mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm. Để có một bảng thu thâp thông tin số liệu chính xác, các doanh nghiệp thường dùng để bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là gì?
Đối với một doanh nghiệp, bảng cân đối kế toán được xem là một báo cáo tài chính tổng hợp, ghi lại toàn bộ tình hình tài sản, các nguồn vốn, khoảng nợ tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp. Nó được coi như một bức ảnh chụp toàn thể, phản ánh toàn bộ hoạt động kinh doanh theo từng hạng mục của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.
Tùy theo từng cơ quan, doanh nghiệp mỗi nơi sẽ có những quy định về thời gian lập báo cáo tài chính tổng hợp, theo từng tháng, từng quý, từng năm hay phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nhìn chung, thì bảng cân đối kế toán có thể phản ánh được tình hình, kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm lập bảng. Đây cũng là một trong những hạn chế nhất định của bảng cân đối kế toán thường gặp phải.
Kết cấu của bảng cân đối kế toán
Một bảng cân đối kế toán phải thể hiện được tính cân đối một cách tổng thể giữa phần tài sản và nguồn vốn theo một đẳng thức nhất định. Theo đó thì:
- Tổng tài sản (vốn) = Các khoản nợ phải trả + Nguồn vốn CSH
- Tổng trừ sản = Tổng nguồn vốn
Về phần kết cấu của bảng cân đối kế toán được chia ra làm hai phần cơ bản, bao gồm: phần tài sản và phần nguồn vốn.
– Về phần tài sản chính là toàn bộ các giá trị tài sản hiện có vào thời điểm lập bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phần tài sản này, được chia ra làm hai phần chính, bao gồm: Tài sản lưu động và tài sản đầu tư ngắn hạn; tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn.
- Về giá trị kinh tế: thể hiện nguồn vốn và kết cấu nguồn vốn hiện có vào thời điểm doanh nghiệp lập báo cáo bao gồm, vật liệu, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính…Qua đó, có thể nắm rõ tình hình sử dụng vốn để đầu tư, cũng như năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Về giá trị pháp lý: những số liệu được kê khai trong bảng cân đối kế toán thể hiện toàn bộ số lượng vốn mà cơ quan, doanh nghiệp đó đang là người trực tiếp chịu quyền quản lý.
– Về phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các giá trị tài sản khác nhau của doanh nghiệp, cũng được chia làm hai loại cơ bản: phần nợ phải trả; nguồn vốn chủ sở hữu.
- Về giá trị kinh tế: thể hiện rõ phần nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay của doanh nghiệp. Qua đó, phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp đó về mặt quy mô, thực trạng, kết cấu các loại vốn mà doanh nghiệp có được vào thời gian lập báo cáo tài chính.
- Về giá trị pháp lý: các số liệu được phản ánh trong bảng cân đối thể hiện giá trị tài sản mà doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với Nhà nước, cấp trên và các nhà đầu tư, cổ đông, ngân hàng, khách hàng và các đơn vị lao động khác.
Bảng cân đối kế toán có tác dụng rất lớn trong việc quản lý về mặt tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Thông qua bảng cân đối, nhà kinh doanh có thể nắm được tình hình tài sản hiện tại, cơ cấu nguồn vốn…Từ đó có thể xem xét lại cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp, nhằm đánh giá khách quan tình hình tài chính trong thời gian hoạt động, và đề ra các phương pháp hỗ trợ làm tăng giá trị tài sản,và có thể huy động vốn kịp thời cho doanh nghiệp.